Bảng chiều cao cân nặng dành cho các bé từ 0 – 10 tuổi là điều bất cứ cha mẹ nào cũng nên biết. Vì sao vậy? Bởi đây là giai đoạn trẻ cần được chú ý đến chiều cao cân nặng nhất để có thể được chăm sóc tốt, toàn diện. Chuyengiasuckhoe.org hôm nay sẽ giúp các bạn về vấn đề này nhé!

Thông tin chi tiết về bảng cân nặng của trẻ sơ sinh đã được lên khung chuẩn cụ thể. Căn cứ vào bảng này cha mẹ có thể ước chừng và đoán biết được trẻ có đang phát triển bình thường hay không. Nếu trẻ còi thì có thể can thiệp nhanh chóng.
Lý giải nguyên nhân cần biết và theo dõi bảng chiều cao cân nặng
Như các bạn đã biết, trẻ em ngay từ bé cần được quan tâm, chăm sóc đúng và khoa học. Ngày nay ngày càng có nhiều trẻ nhỏ phát triển khỏe mạnh với cân nặng và chiều cao tốt hơn. Chứ không giống như trước đây nước ta được đánh giá là những nước thuộc các nhóm nước có “chiều cao khiêm tốn”.
Vì vậy, thông qua bảng này cho các bạn có thể:
- Hiểu và biết được con mình cao và nặng bao nhiêu.
- Có nằm trong khung chuẩn của tỷ lệ các bé phát triển bình thường trong độ tuổi của mình hay không.
- Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi hơn bảng cân nặng chuẩn. Cha mẹ có thể nhanh chóng đi khám, khắc phục ngay từ sớm.
- Đảm bảo cho trẻ sinh hoạt và phát triển của trẻ khỏe mạnh. Có vóc dáng phù hợp với lứa tuổi, trí tuệ phát triển bình thường.
Chi tiết về bảng chiều cao cân nặng cho trẻ
Bảng chiều cao cân nặng cho bé trai và bé gái từ 0 đến 5 tuổi

Nhìn vào bảng này cha mẹ có thể thấy cụ thể về:
- Đâu là chiều cao cân nặng chuẩn cho bé trai và bé gái.
- Thiếu cân là ở những khoảng cân nặng như thế nào, mức độ thiếu cân (suy dinh dưỡng) là bao nhiêu.
- Trẻ có đang bị thừa cân hay không.
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho bé từ 0 đến 5 tuổi (theo WHO)
Tương tự như bảng trên, trong bảng theo dõi này cha mẹ cũng có thể nắm được thông tin tất tần tật về chiều cao, cân nặng trong từng khoảng thời gian cụ thể.

Ngoài ra, các cha mẹ cần chú ý rằng:
- Giai đoạn trẻ trong khoảng từ 0 – 1 tuổi đặc biệt quan trọng, nhất là trong 6 tháng đầu tiên.
- Khi trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi sẽ ở trong giai đoạn có cân nặng gấp đôi sơ sinh.
- Từ 6 – 12 tháng sau đó thì trọng lượng của trẻ có tăng nhưng chậm.
Chú thích:
– TB: Phát triển bình thường, cân đối.
– Dưới -2SD: Bé đang bị còi hơn so với tuổi, thiếu cân, suy dinh dưỡng.
– Trên 2SD: Bé bị thừa cân, béo phì.
Bảng chiều cao cân nặng cho biết trẻ có bị suy dinh dưỡng không
Theo dõi bảng này, các bạn có thể nhận ra trẻ có đang suy dinh dưỡng, thấp còi. Cụ thể như sau:
Đối với bé từ 0 – 2 tuổi
- Nếu chiều cao của bé dưới -2SD: Bé đang bị suy dinh dưỡng dạng thấp còi.
- Nếu cân nặng của bé dưới -2SD: Bé đang bị suy dinh dưỡng dạng nhẹ cân.
- Nếu chỉ số chiều cao và cân nặng đều dưới -2SD thì bé đang bị suy dinh dưỡng cấp tính.
Đối với bé từ 2 – 10 tuổi
Cũng tương tự như cách xem chỉ số cho các bé trong độ tuổi từ 0 – 2 tuổi. Các bạn có thể kiểm tra chiều cao cũng như cân nặng bé và so sánh theo bảng này. Cách xem rất đơn giản.
Tìm hiểu về tiêu chuẩn BMI (trẻ từ 2 – 10 tuổi)
BMI là viết tắt của tiêu chuẩn chiều cao cân nặng. Ngoài cách xác định theo chiều cao cân nặng trên thì chỉ số này cũng cho biết thể trạng của bé có đang nằm trong mức độ đạt yêu cầu hay không.
Chỉ số BMI được tính dựa theo tỷ lệ chiều cao và bình phương cân nặng để tính toán. Khác với cách tính chỉ số này cho người lớn, cách tính chỉ số cho trẻ em cần có thức tính riêng. Cụ thể đó là:
BMI= cân nặng (kg) / (chiều cao (m) * chiều cao (m))
Trong đó:
- Trẻ bị thiếu cân nếu chỉ số BMI đã tính <5%.
- Trẻ phát triển bình thường nếu chỉ số này đạt từ: 5% – 85%.
- Trẻ bị thừa cân nếu chỉ số này đạt từ: 85% – 95%.
- Trẻ bị béo phì nếu chỉ số này >95%.
Để tính chiều cao cân nặng cho trẻ để tính theo chỉ số BMI thì cha mẹ cần đo chính xác.
Những điều nên làm sau khi biết bảng chiều cao cân nặng cho bé
Những điều nên làm
- Nếu bạn đã biết thể trạng của bé là đang phát triển bình thường thì có thể giữ nguyên các chế độ ăn hiện tại.
- Nếu bé thiếu cân suy dinh dưỡng hoặc thừa cân… thì cần lắng nghe tư vấn cụ thể của bác sỹ để có hướng điều trị cụ thể.
- Nên cho bé ăn uống khoa học, điều độ.
Những điều không nên làm
Các cha mẹ không nên làm những điều sau đây:
- Cho trẻ ăn uống không khoa học, ăn vô tội vạ.
- Cho trẻ ăn quá nhiều các chất béo, dầu mỡ, các loại thức ăn nhanh…
- Cho trẻ uống sữa quá sát thời gian đi ngủ của bé…
Như vậy trên đây là những điều các bạn nên biết về các vấn đề xoay quanh bảng chiều cao cân nặng của trẻ. Mong rằng các bạn có thể chăm sóc cho bé tốt hơn dựa vào bảng này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn nhé!