Mỡ máu uống sữa gì tốt là vấn đề mà được rất nhiều người mắc bệnh mỡ máu quan tâm để giảm thiểu những nguy cơ không đáng có. Bài viết dưới đây sẽ lý giải mỡ máu có nên uống sữa không, những loại sữa thích hợp và lời khuyên dành cho người bệnh mỡ máu. Hãy đọc bài viết để biết thêm thông tin kiến thức.
Bệnh mỡ máu có lên uống sữa?
Có thể bạn chưa biết sữa là một loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng. Nó không chỉ giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn tăng cường miễn dịch, sức khỏe, còn giúp phòng ngừa một số loại bệnh nguy hiểm.
Những lời ích của sữa mang lại vô cùng lớn đối với con người, nhưng liệu người bị mỡ máu có nên uống. Câu trả lời cho vấn đề này là có, sữa mang lại những lợi ích vô cùng quý giá cho những người bị mỡ máu:
- Axit béo omega-3 trong sữa giúp làm giảm lượng triglycerid trong máu, ức chế quá trình hình thành mảng bám trong thành mạch máu.
- Các chất chống oxy hóa trong sữa giúp bảo vệ tế bào máu, hạn chế tích tụ mỡ thừa trong máu.
- Cung cấp hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất. Trong đó có những loại thường bị thiếu trong chế độ ăn uống như kali, B12, canxi, vitamin D. Nó giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật.
- Sữa rất dễ uống và dễ hấp thụ, phù hợp cho người bệnh.
Mỡ máu uống sữa gì thì tốt nhất?
Để trả lời cho câu hỏi mỡ máu uống sữa gì tốt của chị Hoài Anh, chuyên gia của chúng tôi đã chỉ ra nguyên tắc chọn sữa cho người bệnh. Đó là các loại sữa chứa ít hoặc không chứa chất béo. Việc uống các loại sữa này sẽ không làm tăng, chỉ số cholesterol máu. Đồng thời, người bệnh vẫn dung nạp được những chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe từ sữa. Sau đây là gợi ý 7 loại sữa cho người mỡ máu cao.
Tham Khảo: bệnh mỡ máu nên ăn gì?
2.1. Mỡ máu nên uống sữa gầy
Đây là loại sữa bò được tách kem với hàm lượng chất béo chỉ chiếm dưới 1%. Nó không làm tăng hàm lượng cholesterol máu. Bạn có thể mua loại sữa này trên thị trường.
2.2. Sữa đậu nành tốt cho người mỡ máu
Mỡ máu uống sữa đậu nành được không cũng là một trong những băn khoăn của nhiều người bệnh. Thực chất đây là loại sữa dành cho người máu nhiễm mỡ. Theo thaythuocvietnam.vn, sử dụng 25 gram đậu nành mỗi ngày giúp giảm từ 5 – 6% lượng cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt. Người mỡ máu cao dùng đậu nành thay thịt sẽ giảm 19,6% lượng mỡ dư thừa tích tụ trong máu.
Sữa đậu nành chứa hàm lượng đạm tương đương đạm động vật. Đồng thời nó cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Có thể kể đến như: axit alpha-linolenic, vitamin E, niacin, B-6, kali, kẽm…
Đối với những người phải cắt giảm chất béo hoặc không thể dung nạp lactose thì sữa đậu nành nói riêng và sữa hạt nói chúng là sự thay thế tuyệt vời cho sữa động vật.
Sữa đậu nành là loại sữa dành cho người máu nhiễm mỡ
2.3. Sữa hạnh nhân
Nếu béo phì gây bệnh mỡ máu cho bạn thì lựa chọn các loại thực phẩm để giảm cân là tiên quyết. Và sữa hạnh nhân là một gợi ý phù hợp để cắt giảm calo. Mỗi 240 ml sữa hạnh nhân chỉ chứa từ 30 – 50 calo. Nó cũng là nguồn cung cấp vitamin E, D, photpho, kali.
- Ngâm 120 gram hạt hạnh nhân trong nước qua đêm.
- Vớt ra để ráo rồi bóc lớp vỏ lụa.
- Cho hạt và nước vào máy xay sinh tố. Xay 2 – 3 lần cho mịn.
- Đổ hỗn hợp vào túi vải để lọc nước. Bỏ bã.
- Nấu sữa ở nhiệt độ thấp. Đến khi sôi thì tắt bếp.
Sữa hạnh nhân phù hợp cho người có chỉ số cholesterol máu cao
2.4. Sữa hạt điều không làm tăng cholesterol máu
Lời đáp cho câu hỏi người bị mỡ máu nên uống sữa gì không thể quên sữa hạt điều. Healthline.com cho rằng loại sữa này chứa axit béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn. Tiêu thụ loại chất béo lành mạnh này không làm tăng cholesterol máu. Lượng kali và magie dồi dào trong sữa hạt điều ngăn chặn biến chứng bệnh tim do cholesterol xấu bám vào thành mạch.
Thay vì mua sữa hạt điều làm sẵn người bệnh có thể tự làm tại nhà. Sữa tự làm cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn, đặc và thơm hơn. Hơn nữa, người bệnh có thể kiểm soát lượng đường thêm vào.
- Ngâm 130 gram hạt điều bỏ vỏ với nước ít nhất 8 tiếng
- Để ráo rồi cho vào máy xay sinh số với nước đến khi mịn. Bạn không cần lọc bỏ bã.
- Đun sôi sữa rồi hạ nhỏ lửa đun trong 10 phút. Có thể thêm mật ong để tạo độ ngọt thay vì đường.
2.5. Sữa gạo
Sữa gạo cũng nằm trong danh sách thức uống cho người mỡ máu cao. Tuy nó không chứa cholesterol nhưng lại chứa rất ít chất đạm. Do đó, nó không phù hợp để bổ sung thêm đạm cho cơ thể. Người bệnh chỉ nên coi đây là một loại thức uống giải khát.
Bạn có thể trộn gạo tẻ và gạo nếp để làm loại sữa này. Hoặc chỉ dùng gạo lứt.
- Cho 50 gram gạo tẻ và 50 gram gạo lên chảo nóng. Rang đến khi ngả vàng.
- Ngâm gạo vừa rang với nước nóng trong 15 phút.
- Đun gạo với nước bằng lửa nhỏ cho đến khi sôi thì tắt bếp. Nhớ đảo đều tay trong lúc đun.
- Lọc lấy nước bỏ bã.
2.6. Sữa chua uống
Uống sữa chua cũng là một lựa chọn cho người bệnh. Nó sẽ cung cấp lượng lợi khuẩn cần thiết, hỗ trợ hệ tiêu hóa. Tuy nhiên vì cũng được sản xuất từ sữa bò nên người bệnh cần chọn sữa chua tách béo. Và không uống quá 1 lọ/ngày.
Người bệnh cần chọn sữa chua tách béo
2.7. Sữa công thức dành riêng cho người mỡ máu
Trên thị trường hiện có nhiều loại sữa công thức dành riêng cho người bị mỡ máu cao. Một số loại phổ biến có thể kể đến là: Agedcare Formula, Cadier Gold, Nutren Diabetes… Người bệnh cần sử dụng sữa theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
KẾT LUẬN
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại sữa dành cho người mỡ máu.
- Đọc kỹ bao bì sản phẩm khi mua sữa để chọn đúng loại sữa tách béo và sữa công thức. Đối với các loại sữa hạt nên mua loại không đường hoặc ít đường.
- Uống sữa vào lúc no để tránh bị đau dạ dày, đặc biệt là đối với sữa chua.
- Uống sữa trước khi uống thuốc 2 giờ để tránh làm biến đổi dược tính của thuốc.
- Không được lạm dụng sữa. Người bệnh cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học. Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo không lành mạnh, bổ sung rau quả.
- Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
Chắc hẳn giờ chị Hoài Anh đã biết mỡ máu uống sữa gì tốt. Tùy theo sở thích và điều kiện chị có thể lựa chọn sữa gầy, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa hạt điều, sữa gạo, sữa chua hoặc sữa công thức. Nó sẽ giúp hạn chế cholesterol xấu bám vào thành mạch, ngăn tích tụ mỡ trong máu.