Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh “đúng chuẩn” là như thế nào? Cha mẹ đã biết cách rơ lưỡi cho bé chưa? Rơ lưỡi cho bé bằng gì thì tốt. Trong bài viết này, Chuyengiasuckhoe.org sẽ giúp các bạn vấn đề này nhé!

Trẻ sơ sinh là đối tượng rất nhạy cảm, dễ bị thương nếu rơ lưỡi không đúng cách. Và đặc biệt dùng dụng cụ nào để rơ lưỡi cho bé cũng cần chú ý. Cụ thể cách rơ lưỡi cho bé đúng và rơ lưỡi cho bé bằng gì hiệu quả sẽ được bật mí ngay sau đây.
Tại sao cần biết cách rơ lưỡi cho trẻ
Trẻ sơ sinh hay trẻ dưới 1 tuổi, chưa tự biết vệ sinh các nhân. Gần như các hoạt động của bé đều nhờ bố mẹ chăm sóc. Bé thường xuyên uống sữa mẹ khiến cho lưỡi thường xuyên bị bám bởi các mảng bám trắng. Đừng chờ đến khi trẻ bị mắc các bệnh như đẹn miệng, nấm miệng… mới bắt đầu đi tìm hiểu cách trị rơ lưỡi cho bé bằng gì?
Các cha mẹ cần chuẩn bị kiến thức chăm con chu đáo và cẩn thận. Có như vậy bé mới phát triển tốt được. Các bạn có thể dùng nhiều loại đồ dùng, sản phẩm khác nhau để rơ lưỡi cho trẻ. Tuy nhiên trước khi sử dụng cần tìm hiểu kỹ lưỡng, lắng nghe lời khuyên của các chuyên gia, bác sỹ trước khi thực hiện nhé!
Cách rơ lưỡi cho trẻ an toàn, hiệu quả
Cách rơ lưỡi cho trẻ hiệu quả nhất là dùng nước muối sinh lý
Nếu nhận thấy trẻ mới bị rơ lưỡi và chưa có dấu hiệu như nấm, tưa lưỡi…thì cha mẹ chỉ cần sử dụng gạc vô trùng để rơ lưỡi cho trẻ. Các bạn cần thực hiện cụ thể như sau:
- Chuẩn bị gạc vô trùng sạch, đặt bé trong tư thế thoải mái và dễ chịu nhất.
- Tiếp đó lấy gạc vô trùng cuốn quanh ngón tay, thấm thêm với chút nước muối sinh lý.
- Sau đó, đưa tay vào trong miệng bé lau nhẹ, cẩn thận. Thực hiện theo thứ tự từ hai bên má, sau đó đến các vùng khác của khoang miệng. Sau đó cuối cùng mới rơ đến lưỡi bé.

Chú ý:
- Trước khi thực hiện rơ lưỡi cha mẹ nên làm vệ sinh, làm sạch tay
- Rơ lưỡi có thể khiến bé buồn nôn, nôn, ói… Cho nên thời gian thích hợp nhất để rơ lưỡi là lúc trẻ đang đói.
Cách rơ lưỡi cho trẻ theo kinh nghiệm dân gian
Theo dân gian cách rơ lưỡi cho bé hiệu quả và cực đơn giản là dùng rau ngót. Tuy nhiên, cũng khuyến cáo rằng cách này chỉ nên dùng với trẻ đã trên 5 tháng tuổi. Các bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu như sau: Chọn rau ngót sạch, đem về ngâm với nước muối để khử khuẩn.
Sau đó thực hiện theo các bước sau đây:
- Đầu tiên, các bạn hãy đem rau ngót đi đun sôi, giã lấy nước cốt và để nguội.
- Chuẩn bị băng gạc quấn quanh ngón tay, nhúng vào dung dịch rau ngót đã chuẩn bị.
- Tiếp đó thực hiện rơ lưỡi cho bé như cách làm với nước muối sinh lý ở trên.
Tùy theo sự áp dụng của các cha mẹ mà có thể sử dụng một trong hai cách trên để rơ lưỡi cho bé. Tuy nhiên, các bạn nên lưu ý rằng rơ lưỡi bằng rau ngót chỉ là mẹo dân gian. Các chuyên gia và bác sỹ đều khuyên rằng nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý để diệt khuẩn hiệu quả, an toàn cho bé yêu.
Một vài cách rơ lưỡi cho trẻ khác
Ngoài ra, theo dân gian có rất nhiều cách khác để rơ lưỡi cho trẻ nhỏ. Bạn có thể dùng mật ong hoặc lá hẹ để thực hiện rơ lưỡi. Cách thực hiện đối với từng loại cụ thể như sau đây:
Đối với cách dùng mật ong
Độ tuổi nên sử dụng cách rơ lưỡi bằng mật ong là trên 1 tuổi. Không dùng cho trẻ ít tuổi hơn vì dễ xảy ra các tác dụng phụ cực kỳ nguy hiểm. Cách thực hiện như sau:
- Sử dụng mật ong nguyên chất để rơ lưỡi cho bé.
- Tương tự dùng gạc quấn quanh ngón tay, nhúng vào mật ong sau đó tiến hành rơ lưỡi. Các bạn cũng thực hiện theo các bước tuần tự như hai cách trên.
- Sau khi rơ lưỡi xong thì cho bé uống 2 thìa nước ấm là hoàn thành nhé.

Đối với cách dùng lá hẹ
Các bạn cũng cần chuẩn bị lá hẹ, đem rửa sạch rồi đập cho dập. Tiếp đó cho thêm nước sôi vào và khuấy đều. Cha mẹ chắt lấy nước này để dùng rơ lưỡi cho bé. Cũng tương tự thực hiện rơ lưỡi cho bé theo các cách trên và làm 2 lần/ngày vào sáng và tối.
Khi thực hiện cách rơ lưỡi cho trẻ cần lưu ý điều gì?
Nếu thực hiện rơ lưỡi cho trẻ theo bất kỳ cách nào đều cần lưu ý như sau:
- Trước khi thực hiện rơ lưỡi cho bé cha mẹ hãy chắc chắn rằng tay đã được rửa sạch, móng cắt ngắn, tay mềm mại, không thô ráp…để không làm xước, làm đau bé.
- Cần chú ý số tháng, tuổi để áp dụng được cho phương pháp đó. Không thực hiện một cách tùy tiện. Tránh gây ra các hậu quả khôn lường, nguy hiểm.
- Chú ý rơ lưỡi nhẹ nhàng, cẩn thận từng bước. Bé có thể ói, nôn ọe… trong quá trình rơ lưỡi.
Như vậy, trên đây là toàn bộ những cách rơ lưỡi mà cha mẹ nên biết. Các bạn hãy áp dụng đúng đắn, khoa học để chắc chắn bé có thể có một sức khỏe tốt, không bị rơ lưỡi hay bị các bệnh viêm, nấm khác.