Ngộ độc thực phẩm có lẽ không còn là vấn đề quá xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu về vấn đề này? Các dấu hiệu nên biết của ngộ độc thực phẩm là gì? Tất cả những điều về vấn đề này sẽ được chúng tôi bật mí trong bài viết sau đây.
BÀI VIẾT NÊN XEM

Hiểu biết về vấn đề ngộ độc thực phẩm sẽ giúp mỗi chúng ta nhận ra nhanh chóng. Từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. Nhờ vậy mà ngăn chặn được những điều đáng tiếc trong cuộc sống.
Tìm hiểu về ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là gì?
Đây là tình trạng xảy ra khi cơ thể con người phản ứng lại những thức ăn ăn phải do bị nhiễm độc. Nguyên nhân gây ra ngộ độc là do các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, virus hoặc độc tố của chúng gây ra. Nếu sớm phát hiện và xử lý kịp thời thì các bệnh nhân bị ngộ độc này đều nhanh chóng bình phục.
Những tình huống có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm cao
Nếu gặp phải các tình huống như sau thì hãy nghĩ đến đó là các dấu hiệu của vấn đề ngộ độc nhé!
- Sau khi mới ăn xong có các dấu hiệu ngay.
- Khi có từ hai người trở lên có những triệu chứng giống nhau hoặc tương tự sau khi ăn cùng một loại thức ăn nào đó. Đặc biệt những người không ăn thì không hề có đấu hiệu bất thường xảy ra.
- Cẩn trọng quan sát xem các loại thực phẩm ấy có các dấu hiệu đáng nghi ngờ hay không? Đó có thể là: Có mùi lạ, ôi thiu hay có giun sán.
- Phát hiện một số dấu hiệu đáng ngờ như: Bị nôn, đau bụng, hoặc bị tiêu chảy…
Những dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm nên biết
Dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm nhẹ
Những dấu hiệu dễ dàng nhận ra khi gặp phải vấn đề này như: Thường xuyên bị tiêu chảy, nôn ói, đau bụng, sốt, mệt mỏi, ơn lạnh, đau cơ hoặc thiếu năng lượng… Đây đều là những dấu hiệu cho thấy bạn đã bị ngộ độc.

Khi gặp phải những dấu hiệu này, hãy nhanh chóng đến ngay các bệnh viện, các cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn cụ thể hơn. Các bác sỹ sẽ xác định tình trạng của bạn có thực sự bị ngộ độc hay do nguyên nhân nào khác? Sau đó sẽ có hướng điều trị phù hợp, nhanh chóng.
Các loại thức ăn nên sử dụng
- Cho ăn thực phẩm chứa lợi khuẩn
Cho bệnh nhân ăn một số thực phẩm chứa lợi khuẩn như sữa chua. Để tăng cường sức đề kháng, cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột.
- Cho uống nước
Nước là thành phần quan trọng để điều hòa cơ thể. Nhất là cơ thể rất dễ mất nước nếu bị ngộ độc mà có các dấu hiệu ngộ độc thức ăn như tiêu chảy nhiều lần. Vì vậy, cần cho bệnh nhận đủ nước. Hoặc cũng có thể uống oresol để cân bằng điện giải.
- Cho ăn nhẹ, dễ tiêu hóa
Một số thức ăn dễ tiêu hóa nên ăn khi bị ngộ độ thức ăn như: Trái cây chín mềm, cháo, bột yến mạch, khoai tây nấu chín…
Tham Khảo: Ăn khoai lang có giảm cân không?
Dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm nặng
Nếu bệnh nhân có các dấu hiệu ngộ độc thức ăn nặng như sau thì cần xử lỷ nhanh chóng. Có thể bệnh nhân đã bị mất nước nghiêm trọng, nhiễm trùng hoặc có dấu hiệu nặng về đường ruột và các dấu hiệu khác như sau:
- Đi tiểu hoặc phân có lẫn máu và kèm theo cơn đau ở các vị trí khác như: Cổ, ngực, hàm và họng.
- Sức đề kháng kém hẳn. Điều này rất dễ xảy ra ở các bệnh nhân là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, người lớn tuổi hay những người đang dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch: Về thấp khớp, dị ứng hay ung thư. Ngoài ra, còn có các bệnh nhân mắc bệnh về gan, rối loạn sắc tố, bệnh tá tràng…
- Rối loạn tim mạch như tụt hút áp, có dấu hiệu khó thở, nhịp tim loạn.
- Rối loạn thần kinh có thể gây ra khó khăn khi nhìn (nhìn đôi, nhìn mờ), khó nói, ngọng, tê cơ, co giật, kèm theo cả các triệu chứng đau đầu, chóng mặt…
Mặc dù ngộ độc thức ăn có thể khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nhiều trường hợp ngộ độc thức ăn có triệu chứng cấp tính sẽ xuất hiện sau vài phút, vài giờ hoặc sau 1 – 2 ngày ủ. Nếu không có sự can thiệp kịp thời thì sẽ rất nguy hại đến cơ thể, nhẹ là đau đầu, chóng mặt hay mệt mỏi. Nặng thì có thể dẫn đến cả tử vong đáng tiếc. Do đó mỗi người phải cẩn trong việc ăn uống. Đừng chỉ vì “miếng ăn” mà khiến bản thân gặp nguy hiểm.
Làm thế nào để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Nhận biết các dấu hiệu ngộ độc của thực phẩm nguy hại như trên là cần thiết. Mỗi chúng ta nên có ý thức bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Nhất là đảm bảo quy trình ăn uống, bảo quản thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh. Có thể thực hiện như sau:
- Lựa chọn các loại thực phẩm đảm bảo an toàn. Không chứa các chất độc hại, không bị ôi thiu. Hãy mua các loại thực phẩm rõ nguồn gốc.
- Bảo quản cẩn thận thực phẩm. Để ở nơi khô thoáng, nhiệt độ phù hợp.
- Chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh và đúng quy cách. Tránh ăn tại các quán vỉa hè, những nơi có vệ sinh kém… để hạn chế nguy cơ ngộ độc thức ăn…

Như vậy trên đây là những vấn đề về ngộ độc thực phẩm mà tất cả mọi người đều nên lưu ý. Nhận biết các dấu hiệu ngộ độc thức ăn để có những biện pháp xử lý kịp thời, cần thiết. Từ đó đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho chính bản thân và mọi người xung quanh.